Tẩy tế bào da chết

Tế bào chết - bí kíp sở hữu làn da chuẩn Hàn?

Tế bào chết là gì?

Tế bào chết là lớp ngoài cùng của da, trung bình có khoảng 20 lớp tế bào da phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp da này chính là nơi đổ ra của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn. Những tế bào cũ sẽ bị thay thế vì chúng đã lão hóa do các yếu tố tác động môi trường, nội tiết tố và tuổi tác rồi trở thành tế bào chết.

Vì sao nên tẩy tế bào chết?

Theo lời khuyên của các chuyên gia mỗi người nên tẩy tế bào chết từ 1-2 lần 1 tuần. Tẩy tế bào chết là bước vô cùng quan trọng trong liệu trình chăm sóc da để loại bỏ bụi bẩn, chất nhờn, lớp tế bào sừng. Đồng thời, tẩy tế bào chết giúp da thông thoáng và hấp thu dễ dàng hơn các loại kem dưỡng, ngăn ngừa mụn và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa.

Các thành phần có trong sản phẩm tẩy da chết là gì? Công dụng của nó ra sao?

Khi nhắc đến các sản phẩm tẩy da chết hoá học, hầu hết mọi người cũng không xa lạ với hai thành phần AHA VÀ BHA. Tuy nhiên, không phải sản phẩm chứa AHA hay BHA nào cũng như nhau. Ngoài việc khác nhau về nồng độ, độ PH, bản thân AHA và BHA đều có nhiều dạng khác nhau đem lại các tác dụng và hiệu quả khác nhau trên da:

  • Glycolic Acid: Là dạng AHA phổ biến nhất và cũng được xem là một trong các loại acid đem lại hiệu quả nhất cho da. Glycolic Acid có khả năng phá vỡ các liên kết tế bào chết trên bề mặt da, giúp tăng lượng hyaluronic acid tự nhiên. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có chứa Glycolic Acid vừa cấp ẩm da vừa có thể tẩy da chết cho da.
  • Lactic Acid: Là một dạng AHA rất phổ biến, có thành phần trong sữa tươi nhưng không được chiết xuất trong sữa tươi mà được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để đảm bảo độ tinh khiết. Tuy không thể thẩm thấu vào da nhiều như Glycolic Acid nhưng nhờ vậy nên Lactic Acid sẽ ít gây kích ứng da hơn.
  • Mandelic Acid: Được chiết xuất từ hạnh nhân, loại hạt có khả năng chống oxi hóa, làm min bề mặt da và giảm thiểu nếp nhăn. Đặc biệt có thể sử dụng cho da nhạy cảm và làn da hay bị ửng đỏ,cùng với tác dụng kháng khuẩn rất phù hợp với làn da bị mụn.
  • Malic Acid: Là dạng tẩy tế bào chết chiết xuất từ táo. Sự kết hợp giữa Malic Acid và Glycolic Acid có khả năng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, ngăn ngừa lão hóa, đem lại làn da săn chắc và đàn hồi. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa Malic Acid và Mandelic Acid lại đem lại tác dụng tẩy da chết, làm mịn da,hạn chế nếp nhăn và làm mờ các đốm nâu.
  • Salicylic Acid: Là thành phần BHA rất phù hợp cho người da dầu mụn. hoạt chất này có khả năng thẩm thấu, làm sach sâu lỗ chân lông và hạn chế tiết nhờn.
  • Retinoic Acid: Đây là dạng acid khá đặc biệt vì nó không thuộc dạng nào của AHA hay BHA. Các loại retinoids khi được bôi lên da đều sẽ chuyển hóa thành retinoic acid mới bắt đầu hoạt động và có tác dụng lên da. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có chứa retinoic acid cũng tức là đang sử dụng một dạng retinods mạnh nhất và cần ít thời gian đẻ chuyển hóa.

Hướng dẫn tẩy da chết đúng cách

Sau khi bạn làm sạch da với bước tẩy trang và rửa mặt, hãy cho một lượng vừa đủ sản phẩm ra tay.  Bạn nên thoa trực tiếp sản phẩm lên mặt còn ướt mà không cần tạo bọt. Đầu tiên, hãy dùng đầu ngón tay dàn trải sản phẩm ra toàn mặt. Việc làm này sẽ giúp các hoạt chất thành phần AHA/BHA có thêm thời gian để làm gãy các liên kết của các tế bào chết, tuy nhiên không nên để quá lâu trên da vì như vậy sẽ khiến da bị khô đi. Sau đó, bạn dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng để các tinh chất có thể làm bong lớp tế bào chết ra khỏi da hoàn toàn. Kết thúc việc tẩy tế bào chết là rửa sạch lại nước sạch, và thấm khô da bằng khăn bông.  

Bạn nên tẩy tế bào chết 1 đến 2 lần/ tuần vào buổi tối. Vì khi lớp da chết được loại, hiện ra lớp da non tươi mơn mởn, đầy tươi trẻ bên dưới. Đây là lúc làn da có thể hấp thụ tốt nhất các chất dưỡng da. Thế nên, bạn có thể đắp mặt nạ dưỡng ẩm sau đó. Đơn giản hơn, bạn có thể tiếp tục các bước chăm sóc da hàng ngày với toner, serum, kem dưỡng ban đêm.

Chúc bạn có một làn da tươi trẻ, căng tràn sức sống!